Ngày
nay, rượu bia là một thức uống rộng rãi và rất phổ biến. Hầu hết người dân đều
xem đó là một thức uống giải nhiệt mà không để ý rằng rượu, bia là những đồ uống
rất hại cho sức khỏe.
Rượu là đồ uống có cồn
thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại
nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả
hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào?
Khi uống rượu vào cơ thể,
nó được hấp thu nhanh trực tiếp vào máu với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại
ruột non, sau 30 đến 60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau khi hấp thu, rượu
được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ rượu còn nguyên dạng (khoảng
5 đến 10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Mức độ hấp thu rượu
vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ
dày, thể trạng người uống…
Sử
dụng rượu bia có thể gây ra những bệnh gì?
+ Tăng nguy cơ ung thư:
Rượu, bia khi vào cơ thể thì sẽ được giáng hóa ở gan và tạo thành chất độc hại
là Acetaldehyde (chất rất độc), tăng nguy cơ mắc ung thư như ung thư vòm họng,
thực quản, gan, ruột và ung thư vú.
+ Ảnh hưởng tới não bộ: Uống
nhiều rượu, bia khiến bộ não không còn kiểm soát được các hoạt động của trung
tâm dưới vỏ. Gây ra các hành động tiêu cực như đi đứng loạng choạng, phản ứng
chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.
+ Tác
hại với dạ dày: Khi
rượu bia vào trong cơ thể có thể gây viêm loét dạ dày. Dẫn đến các bệnh viêm
loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
+ Tác
hại với gan: Gan là cơ quan bị ảnh
hưởng tác hại nặng nề nhất nếu uống quá nhiều rượu. Có nguy cơ mắc bệnh
gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan.
+ Tác hại với tim mạch,
huyết áp: Rượu gây ra thiếu B1, gây mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả
năng gắng sức… dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây
nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất,
nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
+
Tăng nguy cơ mắc bệnh thận:
Rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng lọc và thải chất độc ra khỏi
dòng máu của thận, chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp.
+ Viêm tụy: Rượu
bia có thể gây viêm tụy. Các triệu chứng viêm tụy bao gồm đau bụng, có thể
đau dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt.
+ Loãng xương:
Cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự
tân tạo, từ đó làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu
bị gãy.
+
Thúc đẩy lão hóa da:
Rượu gây lợi tiểu, do đó làm cơ thể, cũng như làn da bị mất nước. Làn da
xanh sao, thiếu sức sống, tóc dể gãy rụng, kém hồi phục.
+ Giảm sức đề kháng
của cơ thể: Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng
ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Dẫn đến rất dễ bị cảm, trúng gió…
+ Ảnh
hưởng đến sức khỏe: Rượu
bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric, nguyên nhân của bệnh
gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
+ Ảnh
hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản: Đối với nam giới, ảnh hưởng chất lượng
tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ. Đối
với nữ giới nghiện rượu, sẽ bị suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên, gây rối loạn
kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non…
+ Gây ra các bệnh về
tâm thần: Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ
gây ra một số các bệnh lý rối loạn tâm thần.
Các biện
pháp phòng chống tác hại của rượu bia.
Để phòng chống tác hại của rượu
bia, mọi người hãy hạn chế uống rượu, bia tối đa vì không có ngưỡng nào là an
toàn.
Trong trường hợp có uống thì nên lưu ý một số điều quan trọng sau:
– Không nên uống quá 2 đơn vị
cồn trên ngày với nam, 1 đơn vị cồn trên ngày đối với nữ và không uống quá 5
ngày trên tuần. 1 đơn vị cồn tương đương với 3 phần 4 chai hoặc lon bia 330 mi
li lít (nồng độ 5 phần trăm); 1 cốc bia hơi 330 mi li lít; 1 ly rượu vang 100
mi li lít (nồng độ 13,5 phần trăm); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 mi li lít (nồng độ
40 phần trăm).
– Nên uống từ từ, kết hợp vừa
ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.
– Phải uống rượu, bia rõ nguồn
gốc, đảm bảo chất lượng.
– Sau khi uống, không nên tham
gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì
dễ bị ngã, va chạm, chấn thương, … Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các
trường hợp điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai
hoặc đang cho con bú, người bệnh đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có
các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên./. Lê Huy sưu tầm